Hà Giang là nơi có nhiều phong cảnh núi non hùng vĩ, nơi đây chắc chắn sẽ là địa điểm du lịch hấp dẫn mà bạn nên đặt chân đến. Hà Giang còn được xem là nơi địa đầu của Tổ quốc. Với phong cảnh đẹp và núi non hùng vĩ, đây chắc hẳn sẽ là địa điểm du lịch đầy phong phú và thú vị mà bạn nên đến một lần.
Du lịch Hà Giang mùa nào đẹp?
Bạn có thể đến Hà Giang vào các mùa trong năm vì mỗi mùa đều có một vẻ đẹp riêng. Người ta thường đến Hà Giang vào mùa thu lúa chín vàng. Thời gian đẹp nhất là tháng 10, 11 và 12, khi hoa tam giác mạch hay những cánh đồng cải khoe sắc. Còn mùa xuân, hoa mơ, hoa mận nở trắng rừng khiến bạn như đang bồng bềnh trên mây.
Tháng 2 đến tháng 3 sẽ đến mùa hoa đào, hoa mận khoe sắc. Tháng 5 là những thửa ruộng lấp loáng mùa nước đổ. Tháng 6 &7, nhiều người bỏ lỡ Hà Giang vì những cơn mưa hè réo rắt bất chợt. Nhưng cũng nhờ sự ẩm ướt này, núi rừng nơi đây lại khoác lên mình một màu xanh mướt say đắm lòng người.
Du lịch Hà Giang bằng phương tiện gì?
1. Di chuyển đến Hà Giang
Di chuyển bằng máy bay thì bạn cần đáp các chuyến bay tới Hà Nội trước, sau đó bắt các chuyến xe khách đi Hà Giang theo quốc lộ 2, gần với sân bay Nội Bài. Nếu bạn hạ cánh vào khoảng chiều tối muộn có thể di chuyển ra ngã tư Nội Bài – Phúc Yên để chờ xe.
Di chuyển bằng xe khách hoặc Limousine với khoảng thời gian khoảng 8 tiếng. Các chuyến xe thường xuất phát từ bến xe Mỹ Đình vào chiều tối và sẽ có mặt ở Hà Giang vào sáng sớm.
Di chuyển bằng xe máy có 2 cung đường sẽ mất khoảng 6 đến 7 tiếng. Qua Vĩnh Phúc: Từ Hà Nội, bạn sẽ đi về hướng cầu Nhật Tân, qua Võ Chí Công – Vĩnh Ngọc. Chạy khoảng 15km trên đoạn Võ Nguyên Giáp thì rẽ phải để vào Quốc lộ 2A. Chạy dọc theo quốc lộ để đến thành phố Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc). Sau đó rẽ trái để vào quốc lộ 2C. Cứ đi theo hướng về thành phố Tuyên Quang thì sẽ đến được thị trấn Việt Quang, tỉnh Hà giang. Hoặc qua Phú Thọ Đường này sẽ xa hơn khoảng 7km nhưng dễ đi hơn. Từ Hà Nội chạy dọc theo hướng Đại lộ Thăng Long. Chạy khoảng 27km thì rẽ vào Quốc lộ 21. Tiếp tục quãng đường thêm 20km thì rẽ tiếp vào Quốc lộ 32. Đi về hướng cầu Trung Hà, qua xã Phú Thọ để ra Quốc lộ 2C. Sau khi đến Quốc lộ 2C thì hành trình di chuyển sẽ giống với cung đường 1.
2. Di chuyển tại Hà Giang
Thuê xe máy: phần lớn các bạn trẻ sẽ chọn thuê xe máy để khám phá. Xe máy giúp cho việc di chuyển của bạn thuận tiện hơn với địa hình hiểm trở của Hà Giang. Và đặc biệt bạn sẽ có cơ hội ngắm nhìn núi rừng, non nước hùng vĩ.
Thuê taxi: phù hợp với gia đình, hội nhóm. Nếu đi đông việc thuê taxi sẽ đảm bảo an toàn hơn nhiều. Bên cạnh đó, tài xế taxi có thể kiêm luôn vai trò hướng dẫn viên.
Lưu trú tại Hà Giang
1. Resort P’apiu
Địa chỉ: km18, Bắc Mê, Hà Giang
Resort P’apiu là khu nghỉ dưỡng cao cấp, riêng biệt. Nằm cách trung tâm Hà Giang khoảng 13km. Khu nghỉ dưỡng có rất nhiều tiện nghi, phục vụ ẩm thực đa dạng với bũa sáng kiểu Á, kiểu Mỹ và cả những món chay. Lưu trú tại đây, du khách cps thể dành thời gian check in cùng con đường thổ cẩm ấn tượng, thư giãn và ngắm cảnh, tắm hồ bơi hoặc tham gia các hoạt động thể thao trong resort.
2. Hoang Su Phi Lodge
Địa chỉ: Nậm Hồng, Thông Nguyên, Hoàng Su Phì, Hương Giang
Hoang Su Phi Lodge với thiết kế phòng dorm và 12 bugalow riêng với view nhìn ra ruộng bậc thang đẹp mê mẩn. Lưu trú ở đây chỉ cần mở cánh cửa phòng ra, thiên nhiên như thu cả vào tầm mắt bạn, không khí trong lành, mát dịu.Đến với Hoàng Su Phì Lodge du khách sẽ được trải nghiệm kỳ nghỉ dưỡng tuyệt vời gắn liền với việc bảo vệ thiên nhiên và nét đẹp văn hóa của người Dao đỏ.
3. Hà Giang – Holic homestay
Địa chỉ: 195 Trần Phú, Đồng Văn, Hà Giang
Đây là một nơi lưu trú phổ biến cho du khách khi đến thăm vùng đất này. Homestay này mang lại không gian thoải mái và ấm cúng cho du khách muốn trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương. Homestay có các phòng ngủ rộng rãi và tiện nghi cơ du khách như giường, quạt, điều hòa không khí và nhà vệ sinh riêng. Du khách có thể tận hưởng không gian yên tĩnh và thiên nhiên xung quanh homestay.
Du lịch Hà Giang tham quan ở đâu?
Cao nguyên đá Đồng Văn trải rộng trên địa phận bốn huyện, gồm: Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ, Mèo Vạc. Đây là một trong những vùng núi đá vôi đặc biệt, sở hữu nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú và được UNESCO chính thức công nhận là Công viên Địa chất toàn cầu. Du khách đến đây sẽ được khám phá thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ cùng bản sắc văn hoá độc đáo của các dân tộc sống tại nơi đây.
Đèo Mã Pí Lèng dài khoảng 20km, cao khoảng 1200 -1600m so với mực nước biển. Đèo nằm trên con đường hạnh phúc nối liền với Đồng Văn và Mèo Vạc. Nơi đây được xem là con đường đẹp nhất ở vùng cao nguyên núi đá. Khi đến Hà Giang bạn hãy một lần thử được cầm lái chạy xe để thưởng thức những cảnh đẹp của đất trời. Đứng từ đây du khách có thể dễ dàng ngắm nhìn toàn bộ hình ảnh của khung cảnh hùng vĩ của nơi đây với hình ảnh sông Nho Quế với màu nước xanh ngọc bích ướn lượn với núi non trùng điệp.
Cột cờ Lũng Cú nằm trên đỉnh núi Hàm Rồng, cao khoảng 1500m. Cột cờ Lũng Cú được xây dựng mô phỏng theo cột cờ Hà Nội, tuy nhiên kích thước nhỏ hơn. Để đến được nơi đây, bạn phải thử thách sức mình cùng 839 bậc thang cùng 140 bậc cầu thang xoắn ốc. Đây là một cột mốc thiêng liêng nơi cực Bắc tổ quốc mà bạn không nên bỏ qua.
Núi đôi Quản Bạ Cách trung tâm thành phố Hà Giang 46km về phía Bắc, bạn sẽ vượt qua dốc Bắc Sum và đến cổng trời Quản Bạ. Từ cổng trời Quản Bạ bạn có thể chiêm ngưỡng núi đôi Cô Tiên quyến rũ như đôi gò bồng của nàng tiên đang thư giãn trong thung lũng. Núi đôi này là một tác phẩm tuyệt vời duy nhất mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất Hà Giang
Rừng thông Yên Minh: với rừng thông trải dài khắp lưng chừng đồi, con đường Yên Minh được mệnh danh là ” Đà Lạt của Đông Bắc Tổ Quốc”. Nếu dừng chân tại đây, bạn sẽ được đắm chìm trong tiếng thông reo vi vu trong gió và mùi hương thơm của rừng thông.
Phố cổ Đồng Văn là khu phố cổ xây bằng đá từ những năm 1920, được bảo tồn gần như nguyên vẹn cho đến nay. Nơi đây thu hút khách du lịch bởi không khí đậm chất bản sắc vùng cao, những ngôi nhà cổ và mái ngói âm dương cổ kính, sự tấp nập của phiên chợ cuối tuần, những chiếc đèn lồng treo trên phố cùng hương vị rượu ngô đậm đà.
Dinh thự họ Vương sở hữu những đường nét kiến trúc độc đáo. Dinh thự được nằm trên đỉnh một quả đồi nhỏ và được công nhận là Di tích quốc gia từ năm 1993. Khi được tham quan dinh thự, bạn sẽ có cơ hội được ngắm nhìn toàn bộ thung lũng tuyệt đẹp từ trên cao. Khi ấy bạn sẽ hiểu được vẻ đẹp của Hà Giang hấp dẫn đến nhường nào.
Du lịch Hà Giang ăn gì?
Bánh cuốn Hà Giang là một món đặc sản của Hà Giang. Loại bánh cuốn này không ăn cùng nước mắm thông thường. Do có nhân trứng và mộc nhĩ, bạn sẽ dùng cùng nước hầm xương. Sự lạ miệng này nhất định sẽ kiến vị giác của bạn được kích thích và cảm thấy ngon miệng.
Bánh thắng dền là một món ăn tráng miệng phổ biến của người dân Đồng Văn mùa đông. Bánh nhìn giống bánh trôi tàu ở Hà Nội, giống bánh cống phù ở Lạng Sơn, được làm từ bột gạo nếp, có thể làm chay hoặc bọc nhân đậu đỗ. Khi ăn, bánh sẽ được chan thêm chút nước đường Hoa Mai, rắc thêm lạc rang cho bùi tạo thành một món quà vặt hấp dẫn.
Mèn mén là tên gọi khác của món bột ngô hấp truyền thống. Sau mùa ngô, người ta sẽ lụa những hạt ngô già rồi để riêng. Phần ngô này sẽ được xay thành bột trước khi được hấp cách thủy. Mèn mén sẽ ngon hơn nếu được hấp với lửa nhỏ và lượng nước vừa đủ thì mới không bị khô. Nếu có đến Hà Giang du lịch, bạn hãy thử qua món này nhé! Đây sẽ là một trong những trải nghiệm có một không hai đấy.
Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản của người dân Thái đen dùng để chiêu đãi khách quý. Trâu gác bếp có vị cay the tứ mắc khén, ngọt đậm vị từ thịt trâu và có mùi khói đặc trung khiến ai cũng phải xuýt xoa khen ngợi.
Lạp xường gác bếp: Người dân nơi đây thường làm lạp xưởng gác lên bếp để bảo quản thịt lâu hơn. Nguyên liệu chính của lạp xưởng gác bếp là thịt lợn vai bỏ bì. Nhân lạp xưởng được làm từ thịt thăn, nạc vai hoặc nạc mông băm nhỏ, tẩm ướp gia vị – hành giã nhuyễn phi thơm và hạt mắc khén.Thế nên, món ăn ngậy thịt mang đậm mùi khói bếp và hương tắc mật ngon ngọt. Để cho ra thành phẩm, người dân phải hun khói trên gác bếp liên tục từ 12 giờ – 14 giờ cho gia vị thấm vào thịt.
Cháo ấu tẩu được nấu bằng gạo nếp cái hoa vàng trông với gạo tẻ, củ ấu được ninh kỹ với nước hầm chân giò béo ngậy cùng các loại rau thơm. Cháo ấu tẩu không chỉ là món ăn đơn thuần, mà còn là vị thuốc bổ giải cảm.
Bánh chưng gù là một đặc sản của Hà Giang, còn là biểu tượng văn hóa của người Dao Đỏ. Mang ý nghĩa văn hoá dân tộc sâu sắc nên bánh chưng gù Hà Giang không thể trộn lẫn với bất cứ loại bánh chưng của các vùng khác. Nguyên liệu chính để làm nên bánh chưng gù là gạo nếp, đậu xanh và thịt mỡ.Khác với bánh chưng truyền thống, bánh chưng gù chỉ được gói một lớp lá bên ngoài. Đặc biệt, bánh chưng gù được gói bằng lá dong riềng nên có màu xanh đặc trưng và rất bắt mắt.
Với những chia sẻ chi tiết về cẩm nang Du lịch Hà Giang hy vọng rằng các bạn “bỏ túi” thêm những món ngon nhất định nên thử khi đặt chân đến vùng đất này.
Comment (0)